Chương trình đào tạo Thạc sĩ Ngôn ngữ so sánh đối chiếu

CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
3.1. Chương trình đào tạo
3.1.1. Chuyên ngành đăng ký đào tạo, mã ngành, tên chương trình đào tạo, trình độ đào tạo
Chuyên ngành đăng ký đào tạo: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã chuyên ngành: 6022024
Tên chương trình đào tạo: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Tên tiếng Anh chương trình đào tạo: Contrastive Linguistics
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
3.1.2. Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Năng nói riêng và cả nước nói chung là tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới. Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu được xây dựng phù hợp với sứ mạng của Đại học Đà Nẵng, của Trường Đại học Ngoại ngữ đáp ứng tốt chiến lược phát triển kinh tế  – xã hội của thành phố Đà Nẵng,  thành phố trọng điểm của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây, dựa trên nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế đối ngoại của các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên và chiến lược phát triển của Đại học Đà Nẵng nhằm hướng đến một mô hình đại học nghiên cứu. Chương trình tuân theo nội dung các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ĐHĐN và Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHĐN dưới đây:
– Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
– Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 1636/QĐ – ĐHĐN ngày 12/7/2012 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng;
– Công văn số 6410/ĐHĐN-ĐT ngày 11/12/2015 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng về việc hướng dẫn thực hiện lập hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới;
– Quy chế tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số
109/QĐ-ĐHĐN ngày 29/02/2016 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng;
– Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHĐN kèm theo Quyết định số 975/QĐ – ĐHNN ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHĐN;
– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI nhiệm kì 2015-2020;
– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đại học Đà Nẵng lần thứ V nhiệm kì 2015-2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHĐN lần thứ IV nhiệm kì 2015-2020;
– Nghị quyết Hội đồng Trường Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHĐN nhiệm kì 2016-2020 tại phiên họp lần thứ nhất.
– Hướng dẫn lập hồ sơ Đăng ký mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Đại học Đà Nẵng, ban hành kèm theo Công văn số 2250/ĐHĐ ngày 13.7.1017 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng;
– Kết quả phân tích nhu cầu đối với việc đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu của các bên liên quan.
3.1.3. Tóm tắt về chương trình đào tạo
3.1.3.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
a. Mục tiêu chung: Trang bị cho học viên trình độ học vấn vững vàng về ngôn ngữ học và Việt ngữ học trên cơ sở phân tích, so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ, thuần thục nghề nghiệp, có khả năng giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
b. Mục tiêu cụ thể
– Cung cấp kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học và Tiếng Việt không trùng lặp ở bậc đại học: Kiến thức về ngôn ngữ học đại cương, ngữ âm học, ngữ pháp học, từ vựng – ngữ nghĩa học, ngữ dụng học… và các thủ pháp phân tích đối chiếu ngôn ngữ.
– Cung cấp kiến thức ngôn ngữ học so sánh đối chiếu theo chuyên ngành hẹp nhằm hướng nghiệp cho các định hướng chuyên môn cụ thể.
– Cung cấp phương pháp xử lý ngôn ngữ học, các kỹ năng thực hành trên cơ sở tiếp nhận các lý luận cơ bản nhằm rèn luyện năng lực và kĩ năng nghiên cứu khoa học để học viên có khả năng thích ứng với các công việc có liên quan đến các nghiệp vụ so sánh, đối chiếu các ngôn ngữ trong thực tiễn.
3.1.3.2. Chuẩn đầu ra
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu học viên đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, và thái độ cụ thể như sau:


Mã chuẩn đầu ra
 
Nội dung chuẩn đầu ra
CĐR 1
Về kiến thức
Ứng dụng kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học ngôn ngữ vào công việc.
CĐR 2
Ứng dụng kiến thức về ngôn ngữ học đại cương, ngữ âm học, ngữ pháp học, từ vựng – ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, các loại hình học ngôn ngữ, và các thủ pháp phân tích, đối chiếu ngôn ngữ vào công việc thực tế.
CĐR 3
Xây dựng và diễn giải dữ liệu để thực hiện nghiên cứu khoa học về so sánh và đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác.
CĐR 4
Thiết kế và tạo ra các nguồn tài nguyên và tài liệu cho công việc học tập, nghiên cứu ngôn ngữ có hiệu quả
CĐR 5
Phân tích và dự đoán xu hướng vận động, phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt và phong cách học tiếng Việt trong mối tương quan so sánh với các ngôn ngữ khác
CĐR 6
Phân tích và đánh giá hiệu quả xu hướng giao thoa văn hóa và tiếp nhận văn học của các nước có ngôn ngữ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới
CĐR 7
Về
kỹ
năng
Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập, và nghiên cứu ngôn ngữ.
CĐR 8
Phát triển các kỹ năng mềm và kỹ năng ngôn ngữ để trình bày vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ công việc và thăng tiến sự nghiệp của bản thân.
CĐR 9
Xây dựng kỹ năng học tập suốt đời nhằm nâng cao chất lượng sử dụng sinh ngữ trong giao tiếp và công việc.
CĐR 10
Về
thái
độ
Hoàn thiện phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, xây dựng ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của đất nước.
3.1.3.3. Vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu và giảng dạy trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và viện nghiên cứu như sau:
            – Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ-văn hóa trong và ngoài nước, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế về văn hóa và giáo dục.
            – Các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan công việc phiên dịch hay biên dịch, du lịch và một số lĩnh vực khác.
   – Có khả năng giảng dạy ngôn ngữ, biên-phiên dịch tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông,  trung học chuyên nghiệp, các trường nghiệp vụ văn hóa, nghệ thuật, biên tập và xuất bản, báo chí và truyền thông;và các viện chuyên ngành ngôn ngữ và văn hoá.
3.1.3.4. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Tích lũy và vận dụng được kiến thức đã học để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc tiến sĩ trong và ngoài nước.  
– Tiếp cận được khoa học công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng  nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như tự nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý chuyên môn ở cơ quan công tác.
3.1.3.5. Chương trình đào tạo
a. Khái quát chương trình:
Học viên chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu phải học 50 tín chỉ (TC) trong toàn khoá học và 01 luận văn tốt nghiệp với khối lượng 10 TC, trong đó:
– Các học phần (HP) kiến thức chung (bắt buộc): 2 HP (8 TC)
– Các HP kiến thức cơ sở: 6 HP (18 TC), gồm:
+ Các HP kiến thức cơ sở bắt buộc: 4 HP (12 TC)
+ Các HP kiến thức cơ sở tự chọn: chọn 2 HP (6 TC) trong số 8 HP.
– Các HP kiến thức chuyên ngành: 8 HP (24 TC), gồm:
+ Các HP kiến thức chuyên ngành bắt buộc: 6 HP (18 TC)
+ Các HP kiến thức chuyên ngành tự chọn: chọn 2 HP (6 TC) trong số 5 HP.
– Luận văn Thạc sĩ: 10 TC
        + Yêu cầu:
– Về nội dung: Học viên phải chứng tỏ đã nắm vững kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành và phương pháp nghiên cứu ở cấp đào tạo Thạc sỹ theo nội dung định hướng trong các môn học / chuyên đề chuyên ngành; có chú ý đến nghiên cứu ứng dụng.
– Về hình thức: Viết bằng tiếng Việt, dung lượng khoảng 60 trang chế bản điện tử khổ A.4 chừa lề trên, dưới, trái, phải theo qui cách do Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHĐN qui định.;
– Trình bày luận văn: theo qui cách do Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHĐN qui định.
+ Đề cương luận văn phải được Hội đồng chấm đề cương do Hiệu trưởng quyết định thành lập thông qua. Trong quá trình làm luận văn, học viên phải thực hiện báo cáo tiến độ ít nhất  01 lần, Trường sẽ thông báo thời gian cụ thể.  Học viên được khuyến khích công bố ít nhất là 01 bài báo có liên quan đến đề tài luận văn trên tạp chí chuyên ngành cho đến thời điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp, (tạp chí có phản biện bài báo và có chỉ số ISSN, có giấy phép xuất bản của Bộ VH, hay của Cục xuất bản)
+ Luận văn được một cán bộ chuyên ngành có học vị tiến sĩ hướng dẫn (do một hội đồng do Hiệu trưởng quyết định thành lập đề nghị, và Hiệu trưởng quyết định), 02 cán bộ chuyên ngành có học vị tiến sĩ nhận xét phản biện và phải bảo vệ bằng tiếng Việt trước Hội đồng bảo vệ luận văn do Hiệu trưởngTrường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng quyết định theo qui chế hiện hành.
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

Mã số học phần
TÊN HỌC PHẦN
Khối lượng (TC)
Phần chữ
Phần số
Tổng
số
LT
TH
 
 
A. Phần kiến thức chung
8
 
 
 
 
Triết học (Philosophy)
4
4
 
 
 
Ngoại ngữ (Foreign languages)
4
 
4
 
 
B. Phần kiến thức cơ sở
18
 
 
 
 
Học phần bắt buộc
12
 
 
 
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học ngôn ngữ (Research Methods)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ học văn bản (Text Linguistics)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ học khối liệu (Corpus Linguistics)
3
3
 
 
 
Học phần tự chọn (chọn 02 trong 08
học phần)
06/24
 
 
 
 
Ngữ dụng học (Pragmatics)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ học chức năng
(Functional Linguistics)
3
3
 
 
 
Loại hình học ngôn ngữ
(Linguistic Typology)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics)
3
3
 
 
 
Lược sử Việt ngữ học (An Introduction to the History of Vietnamese Linguistics)
3
3
 
 
 
C. Phần kiến thức chuyên ngành
24
3
 
 
 
Học phần bắt buộc
18
3
 
 
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
(Contrastive Linguistics)
3
3
 
 
 
Ngữ âm và âm vị học tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Phonetics & Phonology versus Other Languages)
3
3
 
 
 
Từ vựng-Ngữ nghĩa học tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Lexical – Semantics versus Other Languages)
3
3
 
 
 
Ngữ pháp tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Grammar versus Other Languages)
3
3
 
 
 
Phong cách học tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Stylistics versus Other Languages)
3
3
 
 
 
Thành phần câu tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Sentence Components in Vietnamese versus Other Languages)
3
3
 
 
 
Học phần tự chọn (chọn 02 trong 05 học phần)
06/15
3
 
 
 
Kí hiệu học (Semiotics)
3
3
 
 
 
Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học (Language and Literary Criticism)
3
3
 
 
 
Giao thoa văn hoá (Cross Cultures)
3
3
 
 
 
Lý thuyết dịch (Theory of Translation)
3
3
 
 
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và dạy học ngoại ngữ (Computer Assisted Language Learning and Research)
3
3
 
 
 
D. Luận văn tốt nghiệp (Thesis)
10
 
 
 
 
Tổng số tín chỉ (A+B+C+D)
60
 
 
3.1.3.6. Ma trận quan hệ Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo và Chuẩn đầu ra của các học phần
H: Highly related (có liên quan với mức độ cao)
M: Medium (có liên quan với mức độ vừa)
L: Low (có liên quan với mức độ thấp/ít liên quan)
TÊN HỌC PHẦN
CĐR 1
CĐR 2
CĐR 3
CĐR 4
CĐR 5
CĐR 6
CĐR 7
CĐR 8
CĐR 9
CĐR 10
Phần kiến thức chung
Triết học (Philosophy)
H
L
M
L
L
L
L
L
H
H
Ngoại ngữ (Foreign languages)
M
L
M
M
M
M
L
H
M
M
Phần kiến thức cơ sở
Học phần bắt buộc
Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methods)
H
M
H
H
M
M
M
H
H
M
Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)
H
H
M
M
L
M
M
L
M
L
Ngôn ngữ học văn bản (Text Linguistics)
H
H
M
M
L
L
L
L
L
L
Ngôn ngữ học khối liệu (Corpus Linguistics)
H
H
M
M
L
L
L
L
L
L
Học phần tự chọn (chọn 02 trong 08 học phần)
Ngữ dụng học (Pragmatics)
H
H
M
M
L
L
L
L
M
L
Ngôn ngữ học chức năng
(Functional Linguistics)
H
H
M
M
L
L
L
M
L
L
Loại hình học ngôn ngữ
(Linguistic Typology)
H
H
M
L
M
L
L
L
M
L
Ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics)
H
H
M
M
H
M
L
L
M
L
Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics)
H
H
M
M
H
L
M
L
M
L
Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics)
H
H
M
M
L
L
L
L
M
L
Lược sử Việt ngữ học (An Introduction to the History of Vietnamese Linguistics)
H
H
L
L
H
M
L
L
L
L
Phần kiến thức chuyên ngành
Học phần bắt buộc
Ngôn ngữ học đối chiếu
(Contrastive Linguistics)
M
H
H
M
M
M
L
L
M
M
Ngữ âm và âm vị học tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Phonetics & Phonology versus Other Languages)
H
H
H
M
M
L
L
L
L
L
Từ vựng-Ngữ nghĩa học tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Lexical – Semantics versus Other Languages)
H
H
H
M
M
L
L
L
M
M
Ngữ pháp tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Grammar versus Other Languages)
H
H
H
M
M
L
L
L
M
M
Phong cách học tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Stylistics versus Other Languages)
H
H
H
M
H
L
M
L
M
L
Thành phần câu tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Sentence Components in Vietnamese versus Other Languages)
H
H
H
M
M
L
L
L
L
L

Học phần tự chọn (chọn 02 trong 05 học phần)
Kí hiệu học (Semiotics)
H
M
M
H
L
L
L
L
L
L
Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học (Language and Literary Acquisition)
M
L
M
M
L
H
L
L
M
L
Giao thoa văn hoá (Cross Cultures)
M
L
M
L
L
H
L
L
M
L
Lý thuyết dịch (Theory of Translation)
H
L
L
M
M
L
L
H
M
L
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và dạy học ngoại ngữ (Computer Assisted Language Learning and Research)
M
L
L
M
L
L
H
M
H
M
Luận văn tốt nghiệp (Thesis)
H
H
H
H
H
H
H
H
H
M
3.2. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo
3.2.1. Kế hoạch tuyển sinh
3.2.1.1. Phương án tuyển sinh ngành đào tạo kèm chỉ tiêu đào tạo dự kiến 5 năm đầu.
Năm học 2018-2019, Trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHĐN tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển. Dự kiến năm đầu tiên sẽ tuyển khoảng 50 học viên. Những năm sau sẽ tăng  tuyển tăng 5 học viên cho mỗi kì tuyển sinh.
3.2.1.2. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đối với người dự tuyển, yêu cầu đối với người tốt nghiệp
a. Về văn bằng:
Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:
– Có bằng tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam; Ngôn ngữ học; Ngữ văn.
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ.
– Nếu người dự thi có bằng tốt nghiệp ngành gần liệt kê ở mục (b) dưới đây, cần phải qua chương trình bổ túc kiến thức.
b. Ngành học
Ngành đúng và phù hợp:
Ngành đúng: Ngôn ngữ học; Ngữ văn; Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam
Ngành phù hợp: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức, Ngôn Ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Bồ Đào Nha, Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Ả Rập, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Thái Lan.
– Ngành gần: Văn học, Hán Nôm, Việt Nam học, , Đông phương học, Quốc tế học, Nhân học (chuyên ngành Nhân học ngôn ngữ), Báo chí – Truyền thông (các chuyên ngành Ngôn ngữ báo chí và Biên tập xuất bản), Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Châu Á – Thái Bình Dương học.
c. Có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
e.  Chính sách ưu tiên (theo quy định hiện hành của ĐHĐN)
g. Điều kiện chuyển tiếp sinh đào tạo Thạc sĩ (theo quy định hiện hành của ĐHĐN)
j. Sức khỏe (theo quy định hiện hành của ĐHĐN)
h. Tuyển sinh
h.1 Môn thi tuyển
Thí sinh phải dự thi 3 môn: môn Cơ bản (môn Tiếng Việt), môn Cơ sở (môn Cơ sở ngôn ngữ học) và môn Ngoại ngữ.
Môn cơ bản: Tiếng Việt (nội dung thi theo chương trình đại học)
Môn cơ sở:  Cơ sở ngôn ngữ học (nội dung thi theo chương trình đại học).
Môn Ngoại ngữ: Thí sinh chọn đăng kí thi 1 trong 4 ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung). Đề thi tương đương với trình độ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD & ĐT.
Điều kiện được miễn thi môn Ngoại ngữ: (theo quy định hiện hành của ĐHĐN)
h. 2. Điều kiện trúng tuyển
Kết quả các môn thi tuyển phải đạt từ điểm 5 trở lên và phải nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh được giao hằng năm cho Cơ sở đào tạo.
   i. Yêu cầu đối với người tốt nghiệp
– Hoàn thành việc học tập các học phần với điểm 5 trở lên, đặc biệt trong đó trình độ môn ngoại ngữ đầu ra phải đạt theo mức quy định. Học viên chỉ được bảo vệ luận văn thạc sĩ khi đạt yêu cầu về trình độ năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD & ĐT. (tương đương B1 CEFR) đã đăng kí trong hồ sơ dự tuyển hoặc tương đương. Các chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ nêu trên phải trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ đển thời điểm xét điều kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Học viên bảo vệ luận văn sau khi đã hoàn thành đúng thời gian đào tạo theo quy định. Điểm luận văn phải đạt số điểm từ 5 trở lên.
Học viên không vi phạm bất cứ mọi quy định nào của Cơ sở đào tạo liên quan đến nghĩa vụ học tập, nghiên cứu khoa học, nghĩa vụ tài chính, nhiệm vụ của học viên trong thời gian học tại trường.
3.2.1.3. Danh mục các ngành đúng, ngành gần với ngành đăng ký đào tạo
a) Ngành đúng, ngành phù hợp với ngành đăng ký đào tạo
Ngành đúng: Ngôn ngữ học; Ngữ văn; Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam
Ngành phù hợp: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức, Ngôn Ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Bồ Đào Nha, Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Ả Rập, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Thái Lan.
b) Ngành gần với ngành đăng ký đào tạo
Văn học, Hán Nôm, Việt Nam học, Đông phương học, Quốc tế học, Nhân học (chuyên ngành Nhân học ngôn ngữ), Báo chí – Truyền thông (các chuyên ngành Ngôn ngữ báo chí và Biên tập xuất bản), Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Châu Á – Thái Bình Dương học.
3.2.1.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
Các học phần bổ sung cho thí sinh nhóm ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp (do cơ sở đào tạo khác cấp bằng hoặc người có bằng đại học đúng ngành đã tốt nghiệp quá 5 năm tính đến thời điểm dự thi) hoặc ngành gần:
TT
Tên học phần
Số TC
1
Dẫn nhập Cơ sở ngôn ngữ học
02
2
Dẫn nhập Ngữ pháp tiếng Việt
02
3
Dẫn nhập Phong cách học tiếng Việt
02
4
Phương ngữ và phương ngữ học tiếng Việt
02
3.2.2. Kế hoạch đào tạo
            a. Thời gian đào tạo toàn khóa
Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng. Thời gian đào tạo từ 1,5 đến 02 năm tùy theo khả năng hoàn thành chương trình đào tạo của từng học viên.
          b. Khung kế hoạch đào tạo từng năm, kỳ theo chương trình chuẩn

Mã số học phần
TÊN HỌC PHẦN
Tín chỉ
Ghi chú
Phần chữ
Phần số
HỌC KỲ 1
 
 
Phần kiến thức chung
8
 
 
 
Triết học (Philosophy)
4
 
 
 
Ngoại ngữ (Foreign languages)
4
 
 
 
Phần kiến thức cơ sở
18
 
 
 
Học phần bắt buộc
12
 
 
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methods)
3
 
 
 
Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)
3
 
 
 
Ngôn ngữ học văn bản (Text Linguistics)
3
 
 
 
Ngôn ngữ học khối liệu (Corpus Linguistics)
3
 
 
 
Học phần tự chọn (chọn 02 trong 08 học phần)
06/24
 
 
 
Ngữ dụng học (Pragmatics)
3
 
 
 
Ngôn ngữ học chức năng
(Functional Linguistics)
3
 
 
 
Loại hình học Ngôn ngữ
(Linguistic Typology)
3
 
 
 
Ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics)
3
 
 
 
Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics)
3
 
 
 
Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics)
3
 
 
 
Lược sử Việt ngữ học (An Introduction to the History of Vietnamese Linguistics)
3
 
 
 
Tổng cộng
26
 
 
 
Phần kiến thức chuyên ngành
24
 
 
 
Học phần bắt buộc
18
 
 
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
(Contrastive Linguistics)
3
 
 
 
Ngữ âm và âm vị học tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Phonetics & Phonology versus Other Languages)
3
 
 
 
Từ vựng-Ngữ nghĩa học tiếng Việt (có đối chiếuvới các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Lexical – semantics versus Other Languages)
3
 
 
 
Ngữ pháp tiếng Việt (có đối chiếuvới các ngôn ngữ khác) (Vietnamese Grammar versus Other Languages)
3
 
 
 
Phong cách học tiếng Việt có đối chiếu với các ngôn ngữ khác (Vietnamese Stylistics versus Other Languages)
3
 
 
 
Thành phần câu tiếng Việt (có đối chiếu với các ngôn ngữ khác) (Sentence Components in Vietnamese versus Other Languages)
3
 
 
 
Học phần tự chọn (chọn 02 trong 05 học phần)
06/15
 
 
 
Kí hiệu học (Semiotics)
3
 
 
 
Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học (Language and Literary Acquisition)
3
 
 
 
Giao thoa văn hoá (Cross Cultures)
3
 
 
 
Lý thuyết dịch (Theory of Translation)
3
 
 
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và dạy học ngoại ngữ (Computer Assisted Language Learning and Research)
3
 
 
 
Tổng cộng
24
 
HỌC KỲ 3
 
 
Đăng ký đề tài luận văn
 
 
 
 
Xây dựng đề cương nghiên cứu
 
 
 
 
Bảo vệ đề cương luận văn tốt nghiệp
 
 
 
 
Ra Quyết định giao đề tài và phân công giáo viên hướng dẫn
 
 
 
 
Làm luận văn
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
HỌC KỲ 4
 
 
Làm luận văn
10
 
 
 
Bảo vệ luận văn tốt nghiệp
 
 
 
 
Tổng cộng
10