Giới thiệu chung

Thông tin liên hệ:

Văn phòng: Phòng H303, 131 Lương Nhữ Hộc, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 2363. 3699337 – Fax: (+84) 2363. 3699338

Email: interstudiesdn@ufl.udn.vn

Website: http://khoaqth.ufl.udn.vnhttp://elearning.ufl.udn.vn/is

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tổng quan

Khoa Quốc tế học Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 796/QĐ-TCCB ngày 13/4/2006 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho công tác đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốc tế của cả nước nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trên thế giới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay với sứ mạng và tầm nhìn như sau:

Sứ mạng: Cung cấp năng lực kết nối toàn cầu, mở mang không gian ngôn ngữ – văn hóa Việt ra năm châu.

Tầm nhìn: Khoa Quốc tế học hướng tới trở thành đơn vị đào tạo người học trở thành những công dân toàn cầu với khả năng thích ứng tốt trong môi trường đa dạng và hội nhập về kinh tế, văn hóa, và xã hội.

2. Nhiệm vụ cơ bản của Khoa:

– Khoa Quốc tế học đảm trách tổ chức giảng dạy một chương trình đào tạo bậc sau đại học: Thạc sĩ Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu và năm chương trình đào tạo bậc đại học, hệ chính quy tập trung: Quốc tế học; Quốc tế học chất lượng cao (CLC); Đông phương học; Đông phương học chất lượng cao (CLC) và Tiếng Việt & Văn hoá Việt Nam. Đáng chú ý là Chương trình đào tạo Quốc tế học đã được Mạng lưới các trường Đại học Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AUN) kiểm định và công nhận đạt chuẩn (AUN-QA) vào ngày 21.3.2019, Giấy chứng nhận số AP392UDFEB19.

– Giảng dạy Tiếng Việt & Văn hoá Việt Nam các lớp ngắn hạn dành cho các đối tượng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam có nhu cầu.

– Hỗ trợ Trung tâm Ngôn ngữ & Văn hoá và trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng trong công tác nghiên cứu, giao dịch.

– Giảng dạy các khóa tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người học nước ngoài theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam.

– Tổ chức các hoạt động giao lưu ngôn ngữ – văn hóa Việt cho các tổ chức quốc tế, các trường đại học nước ngoài có nhu cầu.

3. Danh sách cán bộ giảng viên Khoa Quốc tế học

STTHọ và tênChức danh/ Chức vụ
1TS. Lê Thị Phương LoanBí thư Chi bộ/ Phó Trưởng khoa phụ trách/ Giảng viên chính
2ThS. Trần Thị Ngọc HoaP. Bí thư Chi bộ/ Phó Trưởng khoa/ Giảng viên
3TS. Nguyễn Võ Huyền DungPhó Trưởng khoa/ Giảng viên
4ThS. Lê Nguyễn Hải VânPhó Trưởng Bộ môn Châu Á học/ Giảng viên
5CN. Phạm Ngọc Hương QuỳnhThư ký khoa
6CN. Võ Thị Hiền PhươngGiáo vụ khoa
7PGS.TS Nguyễn Ngọc ChinhGiảng viên cao cấp
8PGS.TS Lê Thanh BìnhGiảng viên cao cấp
9TS. Nguyễn Thị Hoàng AnhGiảng viên
10TS. Hồ Vũ Khuê NgọcGiảng viên
11TS. Nguyễn Thị Quỳnh ThơGiảng viên chính
12TS. Nguyễn Hùng VươngGiảng viên
13TS. Nguyễn Thị Ngọc AnhGiảng viên
14TS. Tăng Duệ ÂuGiảng viên
15TS. Trần Thị Ngọc SươngGiảng viên
16ThS. Hoàng Lê Trà MyGiảng viên
17ThS. Võ Hà ChiGiảng viên
18ThS. Trần Thị ThuGiảng viên
19ThS. Đỗ Khánh Y ThưGiảng viên
20ThS. Lê Thị Phương ThanhGiảng viên
21ThS. Phan Thị Thanh ThúyGiảng viên
22ThS. Nguyễn Thị Thanh NhànGiảng viên 
23ThS. Võ Hoàng OanhGiảng viên
24ThS.Lương Ánh LinhGiảng viên
25ThS. Phan Thị KimGiảng viên
26ThS. Võ Thị GiangGiảng viên 

II.  CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

A. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1. Ngành Quốc tế học

2. Ngành Quốc tế học Chất lượng cao

3. Ngành Đông phương học

4. Ngành Đông phương học Chất lượng cao

5. Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

6.Chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

B. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
PHÓ TRƯỞNG KHOA PHỤ TRÁCH

(đã ký)

Lê Thị Phương Loan