MỤC TIÊU ĐÀO TÀO, CHUẨN ĐẦU RA, VỊ TRÍ VIỆC LÀM, KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Mục tiêu đào tạo
– Cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), các kỹ năng giao tiếp chuẩn mực bằng tiếng Việt.
– Cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị và địa lý Việt Nam.
– Giúp người học tích lũy được những kiến thức về nguồn gốc và một số đặc điểm cơ bản của tiếng Việt, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp, kênh giao tiếp và hình thức giao tiếp, bản chất của quá trình giao tiếp, các quan hệ giao tiếp trong gia đình, các kiểu giao tiếp mang tính xã hội làng xã.
– Cung cấp  kiến thức ở mức độ căn bản về lịch sử hình thành phong tục, tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo, lễ hội của Việt Nam.
– Cung cấp  kiến thức  về các phong tục, tập quán, lễ hội tiêu biểu của từng vùng, miền, địa phương của Việt Nam.
– Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến ngày nay. Giúp sinh viên vận dụng hiểu biết về lịch sử và nắm vững các khái niệm lịch sử, quy luật lịch sử, thấy được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam.
– Giúp sinh viên xác định được được sự phát triển kinh tế của Việt Nam dựa trên sự khác nhau về điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng miền.
– Trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong giao tiếp và ứng xử.
2. Chuẩn đầu ra:
CĐR1. Ứng dụng kiến thức khoa học về xã hội và nhân văn Việt Nam trong công việc.
CĐR2. Phân tích các vấn đề, hiện tượng thuộc đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo của các dân tộc Việt Nam .
CĐR3. Phát triển các kỹ năng thực hành và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội Việt Nam trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày.
CĐR4. Phát triển tư duy độc lập, phản biện và năng lực làm việc nhóm hiệu quả.
CĐR5. Xây dựng được kỹ năng học tập suốt đời.
CĐR6. Phát triển năng lực giao tiếp ngoại ngữ 2 ở mức độ cơ bản.
CĐR7. Ứng dụng các quy định về pháp luật, đạo đức, nghiệp vụ, quyền lợi và trách nhiệm công dân vào thực tế cuộc sống tại Việt Nam.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam có thể làm việc ở các vị trí nghề nghiệp trong các cơ quan như sau:
  • Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường, viện nghiên cứu về các chuyên ngành liên quan tới tiếng Việt & Văn hoá Việt Nam.
  • Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao, các cơ quan báo chí – truyền thông, du lịch.
  • Làm việc tại các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.
  • Làm việc tại các liên doanh, công ty và doanh nghiệp tư nhân.
4. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
  • Tích lũy và vận dụng được kiến thức đã học để tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
  • Vận dụng được kiến thức đã học để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng vào những lĩnh vực chuyên môn chưa học chuyên sâu ở nhà trường.
  • Tiếp cận được khoa học công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp.
5. Thời gian đào tạo:
Căn cứ theo “Quy chế Đào tạo đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo” và Quy định về thực hiện “Quy chế Đào tạo đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo” ban hành theo quyết định số 376/QQD-ĐHĐN-ĐT ngày 29/01/2008 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng, thời gian đào tạo của chương trình cử nhân Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam là 4 năm.
6. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
131 tín chỉ (có bao gồm 04 tín chỉ về Giáo dục Thể chất).