1. Mục tiêu đào tạo:
– Trang bị kiến thức cơ bản về ngành khoa học xã hội và nhân văn.
– Trang bị kiến thức chuyên sâu và hệ thống về ngành Đông phương học với hai hướng chuyên ngành bao gồm Đông Bắc Á học, và Nam Á và Đông Nam Á học.
– Phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, tư duy phân tích và tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề để thích ứng linh hoạt với môi trường mới
– Phát triển kỹ năng thực hành ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong học tập và công việc; tư duy sáng tạo và kỹ năng học tập suốt đời để làm việc trong môi trường toàn cầu.
– Nâng cao nhận thức về luật pháp, đạo đức, quyền và nghĩa vụ công dân trong công việc và cuộc sống.
2. Chuẩn đầu ra & chỉ số đo lường
Đào tạo cử nhân ngành Đông phương học đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, và thái độ, cụ thể:
PLO1: Ứng dụng kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn vào học tập và công việc.
PLO2: Ứng dụng kiến thức về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo, quan hệ quốc tế của các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á vào học tập và công việc.
PLO3: Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về những chủ đề liên quan đến các chuyên ngành của Đông phương học
PLO4: Tổ chức sự kiện liên quan đến hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, truyền thông
PLO5: Phát triển tư duy độc lập, tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
PLO6: Sử dụng các kỹ năng thực hành ngoại ngữ cà công nghệ thông tin trong học tập và công việc
PLO7: Hình thành tư duy sáng tạo và khởi nghiệp
PLO8: Xây dựng kĩ năng học tập suốt đời
PLO9: Ứng dụng luật pháp, nghiệp vụ, đạo đức, quyền và nghĩa vụ công dân vào thực tế cuộc sống.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Đông phương học có khả năng công tác trên các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy hoặc phục vụ trong các ngành liên quan có liên quan đến các quốc gia thuộc châu Á. Cụ thể, họ có thể đảm nhận công việc về các khu vực Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á tại các trường đại học và cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ quan đối ngoại, an ninh, truyền thông; các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân; các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước hoặc nước ngoài.
4. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Tích lũy và vận dụng được kiến thức đã học để tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
– Vận dụng được kiến thức đã học để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng vào những lĩnh vực chuyên môn chưa học chuyên sâu ở nhà trường
– Tiếp cận được khoa học công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp.
5. Thời gian đào tạo:
Căn cứ theo “Quy chế Đào tạo đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo” và Quy định về thực hiện “Quy chế Đào tạo đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo” ban hành theo quyết định số 376/QQD-ĐHĐN-ĐT ngày 29 tháng 01 năm 2008 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng, thời gian đào tạo của chương trình cử nhân ngành Đông phương học là 4 năm.
6. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
132 tín chỉ (đã bao gồm 04 tín chỉ về Giáo dục Thể chất và 04 tín chỉ Giáo dục Quốc phòng).